Nóng trong tuần: Thị trường bất động sản chưa lo ngại khủng hoảng

Thị trường “nóng lạnh” thất thường, nhà đầu tư nên bỏ tiền vào đâu; Đỏ mắt tìm nhà bình dân; Chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp, bất động sản được gì; Nhà đầu tư “ôm tiền” về tỉnh lẻ “săn” đất… là những thông tin nhà đất nóng trong tuần qua.

 Nóng trong tuần: Thị trường bất động sản chưa lo ngại khủng hoảng

Thị trường “nóng lạnh” thất thường, nhà đầu tư nên bỏ tiền vào đâu?

Thị trường bất động sản nửa đầu năm 2018 đã chao đảo bởi cơn sốt đất nền diễn ra khắp cả nước, và hiện nay đã chững lại khi giao dịch sụt giảm. Trong bối cảnh hiện nay, nhà đầu tư bất động sản nên làm gì để dòng tiền phát sinh hiệu quả nhất?

Nửa đầu năm 2018, nguồn cung bất động sản cũng sụt giảm ở tất cả các phân khúc. Cụ thể, tại TP.HCM thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, có khoảng 4.000 căn nhà cao cấp, giảm 1.200 căn so cùng kỳ năm trước; ở phân khúc trung cấp có 3.700 căn, giảm 2.000 căn so cùng kỳ; ở phân khúc bình dân chỉ có 1.914 căn trong khi củng kỳ năm ngoái là 6.200 căn.

Nhiều chuyên gia nhận định, đây là thời điểm nhà đầu tư “ẩn mình” và thăm dò hướng đầu tư mới. Bên cạnh đó, những lo ngại về một cuộc khủng hoảng mới của thị trường bất động sản cũng manh nha xuất hiện.

Đỏ mắt tìm nhà bình dân

Nhà có giá trên dưới 1 tỉ đồng được xem là phù hợp nhất với túi tiền của người dân. Tuy nhiên, hiện nguồn cung phân khúc này đang ít nhất so với sản phẩm trung – cao cấp. Sự lệch pha này đang khiến cho giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Có hai cách để có nhà ở đó là thuê và mua nhà. Thuê nhà có điểm lợi là số tiền hàng tháng phải trả nhỏ, nếu không thích ở thì có thể tìm chỗ khác. Điểm bất lợi hình thức thuê là khách hàng không có tài sản tích lũy. Ngược lại,nếu mua nhà thì sau một thời gian thì sẽ có tài sản là ngôi nhà

Thị trường bất động sản có rơi vào chu kỳ khủng hoảng?

Cứ 10 năm một lần, nền kinh tế Việt Nam lại trải qua một cuộc khủng hoảng như đã thấy vào các năm 1979, 1989, 1999, 2009. Liệu nền kinh tế có lặp lại “vết xe cũ” trong năm 2019? Và liệu thị trường bất động sản cũng sẽ rơi vào khủng hoảng trong năm này?

Ông Phan Trường Sơn, Trưởng phòng phát triển nhà và thị trường bất động sản của Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, nguồn cung của thị trường bất động sản đã có sự sụt giảm mạnh ở tất cả các phân khúc so với cùng kỳ năm trước.

Chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp, bất động sản được gì?

Các doanh nghiệp bất động sản hi vọng nguồn cung về quỹ đất sẽ trở nên dồi dào hơn nếu 26.000 ha đất nông nghiệp tại TP.HCM được chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp trong thời gian tới.

Tổng giám đốc một công ty bất động sản cho biết, hiện nay quỹ đất tại khu vực trung tâm thành phố đã cạn kiệt, nếu còn thì giá cũng rất đắt, cạnh tranh. Trong khi tại nhiều quận huyện vùng ven, đặc biệt là Củ Chi, Nhà Bè và Bình Chánh đất nông nghiệp còn rất nhiều lại không được sử dụng hiệu quả. Do đó, nếu được chuyển đổi thì đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản săn tìm quỹ đất mới phát triển dự án.

Khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa: Hết nửa đời người, vẫn chờ?

Sau 26 năm chờ đợi, hơn 4.000 hộ dân đang sinh sống trong dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa sẽ… tiếp tục phải chờ khi siêu dự án này một lần nữa phải lựa chọn chủ đầu tư mới. Là bán đảo có vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố, từ năm 1992, khu vực Bình Quới – Thanh Đa  đã được phê duyệt để làm dự án khu đô thị du lịch, sinh thái tầm cỡ. Tuy nhiên, đã 26 năm qua, dự án vẫn chỉ nằm trên giấy.

“Chúng tôi khổ quá rồi chú ơi, gần nửa đời người sống trong quy hoạch treo. Có đất nhưng không làm gì được, nhà cửa hư hỏng muốn xây cũng không được”, bà Phúc, một người dân sống trong phạm vi dự án nói.

Nhà đầu tư “ôm tiền” về tỉnh lẻ “săn” đất

Giá đất Hà Nội bị đẩy lên ở mức quá cao đã tạo xu hướng dịch chuyển sang các tỉnh thành lân cận của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Tại đây, doanh nghiệp sẽ dễ phát triển dự án hơn vì nguồn vốn đầu tư không quá lớn.

đất nền tại các tỉnh phía Bắc bắt đầu được quan tâm từ cuối 2016, tuy nhiên đến đầu năm 2018, thị trường này mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Điển hình là hiện tượng sốt đất tại một số các tỉnh phía bắc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh trong vài tháng trở lại đây.

Hoàng An (TH)

Tin liên quan

Ôm nhà đất dự án ‘cắm’ ngân hàng, nhiều chủ đầu tư ‘dị ứng’ lộ diện

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành việc chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn là hoạt động tín dụng bình thường nhưng có ...
Ôm nhà đất dự án ‘cắm’ ngân hàng, nhiều chủ đầu tư ‘dị ứng’ lộ diện Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành việc chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn là hoạt động tín dụng bình thường nhưng có ...

Kiến nghị điều tra, xử lý hành vi chiếm đất công của nguyên lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa

Thanh tra TP.HCM vừa chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hành vi chiếm dụng đất của các lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú ...
Kiến nghị điều tra, xử lý hành vi chiếm đất công của nguyên lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa Thanh tra TP.HCM vừa chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hành vi chiếm dụng đất của các lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú ...

TP Hồ Chí Minh: Giao UBND quận huyện là nơi quản lý nhà đất phục vụ tái định cư

UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận chủ trương giao UBND các quận huyện quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh ...
TP Hồ Chí Minh: Giao UBND quận huyện là nơi quản lý nhà đất phục vụ tái định cư UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận chủ trương giao UBND các quận huyện quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh ...

Nhà ở bằng đất sét được in 3D thân thiện với môi trường

Nhà ở bằng đất sét có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, cửa ra vào và cả giếng trời. Các đồ nội thất cũng được bố trí theo sở thích và ...
Nhà ở bằng đất sét được in 3D thân thiện với môi trường Nhà ở bằng đất sét có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, cửa ra vào và cả giếng trời. Các đồ nội thất cũng được bố trí theo sở thích và ...

Chợ nhà đất mới nhất