Làm nhà, dựng quán trong VQG Bidoup – Núi Bà

TTO – Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà – khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang nhiều năm liền bị lấn chiếm xây dựng các công trình trái phép.

Chúng tôi đã thâm nhập những khu vực này và phát hiện việc lấn chiếm ngày càng nghiêm trọng và phức tạp.

Phân ranh, chiếm đất

Tỉnh lộ 722 nối các khu du lịch lớn nằm trên địa phận huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) như thung lũng Vàng, làng Cù Lần, hồ Đankia – Suối Vàng. Những khu đất rừng hai bên đường bị phá nham nhở.

Nhà ở, hàng quán được dựng lên trái phép. Nhiều khu đất bị phân ranh, cắm cọc như thể đã được sang tay dù thực tế vẫn là đất rừng thuộc tiểu khu 112A do Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà quản lý.

Những khu vực rừng bị phá, lấn chiếm đều nằm dọc bên tỉnh lộ, ấy là những vị trí đắc địa để buôn bán. Đáng nói, các khoảnh rừng bị lấn chiếm đều cách không xa trạm quản lý bảo vệ rừng của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà và cách trung tâm TP Đà Lạt khoảng 10-15km.

Theo ông Lê Chí Quang Minh – phó chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, hiện có hơn 10 điểm xây dựng trái phép, với tổng diện tích lên đến hơn 41.000m2, trong đó có gần 36.000m2 thuộc quy hoạch đất lâm nghiệp, còn lại là diện tích ngoài quy hoạch ba loại rừng.

Điều đáng nói, đa số diện tích rừng bị lấn chiếm là rừng phòng hộ.

Ông Lê Chí Quang Minh cho biết đã báo cáo UBND tỉnh Lâm Đồng, đồng thời đề nghị Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà phối hợp xử lý. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc giải tỏa các công trình lấn chiếm rừng vẫn chưa được thực hiện.

Vụ việc kéo dài vì xử lý không nghiêm

Lấn rừng không chỉ là những nhà dân có diện tích nhỏ, rất nhiều nhà hàng ngang nhiên lấn đất để buôn bán như trên đất nhà mình.

Khu vực quán Rừng Thông, thuộc tiểu khu 112A, cách đây vài tháng là những căn nhà tạm nhưng từ khi tuyến tỉnh lộ 722 phát triển thành con đường du lịch thì nhà cửa mọc lên san sát, nhiều căn là nhà nghỉ.

Những căn nhà này xây xen trong rừng thông, lấn lên trên đỉnh đồi. Ở đây đã hình thành một cụm hàng quán, nhà nghỉ tấp nập đón khách ngày đêm.

Cách đó không xa là những căn nhà gỗ đang được xây dựng. Khu vực gần quán Sáng Thảo là vùng đất lâm nghiệp bằng phẳng nằm cạnh đập nước hồ Suối Vàng không chỉ bị lấn xây nhà mà còn xây nguyên một khu du lịch.

Những hàng quán lấn chiếm đất rừng công khai và nhiều nhất có thể kể đến như quán Tuyết Hòa, Rừng Thông, Thung Lũng Xanh, Thảo Nguyên, Lai Hoa, Khương Duy, Sáng Thảo, Thu Thu, Sơn Thủy…

“Việc này huyện Lạc Dương đã ban hành hàng loạt văn bản đề nghị Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà phối hợp xử lý nhưng đến nay đơn vị này chưa thực hiện” – ông Quang Minh nói.

Trao đổi về vấn đề trên, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho rằng việc xây dựng trái phép trên đất rừng của vườn quốc gia là vi phạm nghiêm trọng, có trách nhiệm chính thuộc về đơn vị chủ rừng là Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà.

“Chúng tôi sẽ yêu cầu các đơn vị liên quan phải thu hồi ngay đất rừng bị lấn chiếm. Sau đó trồng lại rừng đúng theo quy hoạch…” – vị cán bộ nói.

Tin liên quan

Ôm nhà đất dự án ‘cắm’ ngân hàng, nhiều chủ đầu tư ‘dị ứng’ lộ diện

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành việc chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn là hoạt động tín dụng bình thường nhưng có ...
Ôm nhà đất dự án ‘cắm’ ngân hàng, nhiều chủ đầu tư ‘dị ứng’ lộ diện Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành việc chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn là hoạt động tín dụng bình thường nhưng có ...

Kiến nghị điều tra, xử lý hành vi chiếm đất công của nguyên lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa

Thanh tra TP.HCM vừa chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hành vi chiếm dụng đất của các lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú ...
Kiến nghị điều tra, xử lý hành vi chiếm đất công của nguyên lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa Thanh tra TP.HCM vừa chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hành vi chiếm dụng đất của các lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú ...

TP Hồ Chí Minh: Giao UBND quận huyện là nơi quản lý nhà đất phục vụ tái định cư

UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận chủ trương giao UBND các quận huyện quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh ...
TP Hồ Chí Minh: Giao UBND quận huyện là nơi quản lý nhà đất phục vụ tái định cư UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận chủ trương giao UBND các quận huyện quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh ...

Nhà ở bằng đất sét được in 3D thân thiện với môi trường

Nhà ở bằng đất sét có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, cửa ra vào và cả giếng trời. Các đồ nội thất cũng được bố trí theo sở thích và ...
Nhà ở bằng đất sét được in 3D thân thiện với môi trường Nhà ở bằng đất sét có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, cửa ra vào và cả giếng trời. Các đồ nội thất cũng được bố trí theo sở thích và ...

Chợ nhà đất mới nhất