Bản tin bất động sản hôm nay 11/9/2019: Người Việt khó mua bất động sản bằng tiền tích lũy

Bản tin bất động sản ngày 11/9 có những nội dung nổi bật sau: Quốc hội chưa xem xét báo cáo khả thi dự án Sân bay Long Thành; Bất động sản thị xã Bến Cát (Bình Dương) nổi sóng cuối năm 2019.

Trong giai đoạn 2016-2018, người Việt khó mua được bất động sản bằng tiền tích lũy vì giá đất tăng quá nhanh.
Phó trưởng khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing Đại học Kinh tế TP HCM, Huỳnh Phước Nghĩa cho biết đã tiến hành cuộc khảo sát nhanh về tốc độ tăng giá bất động sản trong chu kỳ 3 năm sốt đất và một thập niên gần đây.

Theo đó, trong 3 năm cơn sốt đất lan rộng cả nước 2016-2018, người dân không kịp tạo ra dòng tiền tích lũy để mua bất động sản vì tốc độ kiếm tiền quá chậm so với các đợt tăng giá đất. Trong ba năm qua, giá đất tăng thấp nhất 1,5-2 lần và cao nhất 3-4 lần, nếu lấy trung bình là tăng gấp đôi. Trong giai đoạn này, nếu người Việt tiết kiệm và chỉ trông đợi tăng thu nhập để mua nhà đất thì giấc mơ sở hữu bất động sản là không tưởng.

Khảo sát này cũng chỉ ra trong vòng 10 năm qua, tức giai đoạn 2009-2019, giá trị mỗi m2 đất tăng trong ngưỡng 4-10 lần tùy vào từng khu vực. Đây cũng là chu kỳ đặc biệt chứng kiến sự biến thiên mạnh mẽ của thị trường khi diễn ra đầy đủ sắc thái từ nguội lạnh đến nóng sốt và giảm tốc.

Tốc độ tăng giá 4-10 lần trong một thập niên bị khuyến cáo là thiếu bền vững và tích tụ bong bóng giá. Tuy nhiên, nghịch lý vẫn diễn ra khi các mặt bằng giá mới cao ngất ngưởng, liên tục lập đỉnh mới lại được thị trường chấp nhận.

Ông Nghĩa cho biết, trên thực tế, bong bóng giá nhà đất có mối liên hệ đặc biệt đến đà giảm tốc của bất động sản năm 2019. Đây là một phép thử sức bền toàn thị trường. Nếu bong bóng giá bất động quá lớn và liên tục phình to, có thể để lại nhiều hệ lụy.

Đầu tiên là cơ hội sở hữu bất động sản của người dân ngày càng hẹp dần, gây căng thẳng xã hội. Kế đến bong bóng giá bất động sản kìm hãm sự phát triển của các ngành sản xuất. Ngoài ra, bong bóng giá bất động sản còn đẩy chi phí mặt bằng leo thang, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa và dịch vụ, khiến nền kinh tế phát triển không đồng đều.

Chuẩn bị khởi công siêu dự án thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội
Ngày 11/9, UBND huyện Đông Anh tổ chức Hội nghị xin ý kiến Nhân dân về điều chỉnh quy hoạch đối với Dự án Thành phố thông minh.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe tổng quan về Dự án Thành phố thông minh. Theo đó, Dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn 3 xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ. Tổng diện tích thu hồi đất là 271,5ha. Tổng số hộ dân có diện tích đất cần thu hồi là 1.455 hộ. Thời gian triển khai thực hiện dự án được chia làm 5 giai đoạn, từ nay đến năm 2028.

Tại hội nghị, đã có 18 ý kiến phát biểu của đại biểu nhân dân, trong đó, tập trung vào một số vấn đề như: Đề nghị giữ nguyên hiện trạng khu dân cư hiện có; giữ nguyên các công trình trụ sở, trường học, trạm y tế và một số công trình khác. Đại đa số ý kiến của Nhân dân tập trung vào giá bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất bị thu hồi.

Phát biểu tiếp thu ý kiến của Nhân dân, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh khẳng định: Thành phố thông minh là một dự án lớn cấp quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Chính vì vậy, công tác bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng của dự án đang được UBND huyện thực hiện đúng theo chính sách giá đền bù hiện hành theo quy định Nhà nước, đảm bảo tốt nhất quyền lời của Nhân dân.

Dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Đông Anh Hà Nội, tổng vốn đầu tư 4,138 tỷ USD với mục tiêu xây dựng khu đô thị thông minh, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội…Đây là dự án được lập dựa trên đồ án quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài có chiều dài khoảng hơn 11km (từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài), do BRG thực hiện.

Khởi công dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn ngày 16/9
Ông Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn Cam Lộ – La Sơn do Ban làm đại diện chủ đầu tư sẽ chính thức khởi công vào ngày 16/9 tới đây…

Được biết, đây là dự án đầu tiên trong 11 dự án thành phần của cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 được khởi công xây dựng.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, đoạn Cam Lộ – La Sơn có tổng chiều dài trên 98 km đi qua 2 tỉnh Quảng Trị (dài hơn 37 km) và Thừa Thiên – Huế (trên 61 km). Tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.699 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trong đó, vốn đầu tư xây lắp khoảng 5.586 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 434 tỷ đồng…

Đáng chú ý là ba dự án đầu tư công thuộc tuyến cao tốc bắc – Nam là Cao Bồ (Nam Định) – Mai Sơn (Ninh Bình), Cam Lộ (Quảng Trị) – La Sơn (Thừa Thiên – Huế), cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang – Vĩnh Long).

Quốc hội chưa xem xét báo cáo khả thi dự án Sân bay Long Thành
Theo thông báo của Quốc hội, tại phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra từ ngày 9 đến 20/9, nội dung báo cáo nghiên khả thi dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Sân bay Long Thành) sẽ chưa được xem xét như dự kiến ban đầu.

Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Trên cơ sở tiến độ trình thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, giao Bộ trưởng Bộ Giao thông – vận tải thống nhất với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – đầu tư thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc lùi thời điểm báo cáo dự án.

Các dự án gắn với phát triển du lịch bền vững vùng ĐBSCL của Novaland
TheLEADERSau 27 năm thành lập, đến nay Tập đoàn Novaland đã cung cấp hơn 23.000 sản phẩm góp vào quỹ nhà ở TP.HCM và đang triển khai các Khu đô thị vệ tinh tại Đồng Nai, các các dự án phát triển du lịch theo chuẩn quốc tế tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Novaland hiện là công ty niêm yết trong nhóm VN30, đồng thời niêm yết trái phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Đáng chú ý, Tập đoàn đang có các cổ đông chiến lược lâu dài như tổ chức danh tiếng GIC của Chính phủ Singapore.

Thương hiệu Novaland với biểu tượng khối Rubik màu xanh lá liên tục được thắp sáng tại nhiều dự án khắp các khu vực trọng điểm, từ dự án quy mô đầu tiên là Khu dân cư phức hợp Sunrise City (Q.7, TP.HCM), Novaland đã và đang phát triển hơn 40 dự án đa dạng nhằm cung ứng thêm nhiều sản phẩm vượt trội hơn cho thị trường bất động sản.

Đặc biệt, Novaland còn tham gia kích hoạt phát triển du lịch bền vững theo chiến lược phát triển du lịch của Quốc gia.

Chi tiết xem tại đây

Chín năm, 15 chung cư cư xá Thanh Đa chưa xác định nhà đầu tư
UBND quận Bình Thạnh (TP. HCM) vừa có văn bản báo cáo về việc triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng cụm 15 chung cư lô chữ, cư xá Thanh Đa trên địa bàn quận.

Cụ thể, trong văn bản báo cáo UBND TPHCM, UBND quận Bình Thạnh cho biết từ tháng 7-2010, TP chấp thuận chủ trương giao Tổng Công ty địa ốc Sài Gòn TNHH MTV làm chủ đầu tư xây dựng lại cụm chung cư lô chữ, cư xá Thanh Đa với quy mô 15,12 ha.

Tuy nhiên, qua chín năm văn bản qua lại, việc xác định chủ đầu tư của dự án vẫn ách tắc vì nhiều lý do. Đến ngày 21/5/2019, quận Bình Thạnh có văn bản gửi Sở Xây dựng TP đề nghị Sở xem xét, trình UBND TP về công nhận chủ đầu tư dự án.

Bất động sản thị xã Bến Cát (Bình Dương) nổi sóng cuối năm 2019
Dự báo 4 tháng cuối năm, thị trường bất động sản thị xã Bến Cát (Bình Dương) sẽ đón nhận nguồn cung gần 5.000 căn hộ đến từ 6 đại dự án của các chủ đầu tư lớn…

Theo số liệu của JLL, 6.224 căn đã ra mắt và sẽ mở bán ở Bình Dương theo các giai đoạn trong 2019 – 2020. Tuy nhiên, các dự án mở bán mới tại đây có khả năng leo thang so với kế hoạch trong nửa cuối năm 2019 và năm 2020 do các chủ đầu tư còn tiếp tục cập nhật thêm rổ hàng.

Dự báo, cuối năm nay nguồn cung lại tập trung đổ bộ vào khu vực thị xã Bến Cát. Nguyên nhân chủ yếu là do giá căn hộ tại các khu vực này đã tăng mạnh lên 30 – 35 triệu/m2. Trong khi đó, thị trường Bến Cát tập trung nhiều khu công nghiệp, giáp TP. Thủ Dầu Một, có hạ tầng hoàn thiện… mức giá rẻ hơn giao động trên dưới 20 triệu/m2.

Theo khảo sát, chỉ riêng trong 4 tháng cuối năm, thị trường bất động sản thị xã Bến Cát sẽ đón nhận nguồn cung gần 5.000 căn hộ đến từ 6 đại dự án của các chủ đầu tư lớn như: Thịnh Gia Tower (hơn 1.000 căn hộ); Unico Thăng Long (Gần 700 căn hộ), TTG Royal Residence (784 căn hộ), Phú Gia Luxury Residence (hơn 900 căn hộ); Golden Silk Complex (1.300 căn hộ).

Tính ra, lượng cung căn hộ của Bến Cát trong 4 tháng cuối năm, gấp 12 lần lượng cung toàn bộ 15 năm qua cộng lại. Với lượng cung này, thị trường bất động sản Bến Cát sẽ vượt mặt Dĩ An, Thuận An trở thành thị trường “nóng” nhất Bình Dương trong những tháng cuối năm.

Thanh Hóa chấp thuận 104 dự án, công trình xây dựng trong năm 2019
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định chấp thuận cho phép 104 công trình, dự án thực hiện trong năm 2019…

Theo đó, 104 công trình, dự án này có tổng diện tích 342,231 ha (trong đó 79,743 ha đất trồng lúa, 262,488 ha đất khác).

Các công trình, dự án được thực hiện bao gồm:

– 7 công trình, dự án đất ở đô thị, khu đô thị mới với diện tích 65,830 ha.

– 18 công trình, dự án đất ở nông thôn với diện tích 22,214 ha.

– 4 công trình, dự án khai thác khoáng sản với diện tích 163,430 ha.

– 8 công trình, dự án hạ tầng đường giao thông với diện tích 7,647 ha.

– 12 công trình, dự án kinh doanh phi nông nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp, trang trại tổng hợp với diện tích 63,966 ha.

Cùng nhiều công trình, dự án như: Cơ sở giáo dục – đào tạo, cơ sở y tế, trụ sở cơ quan, văn hóa, thể dục thể thao… với diện tích từ 0,2 – 3,275 ha.

ST

Tin liên quan

Ôm nhà đất dự án ‘cắm’ ngân hàng, nhiều chủ đầu tư ‘dị ứng’ lộ diện

Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành việc chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn là hoạt động tín dụng bình thường nhưng có ...
Ôm nhà đất dự án ‘cắm’ ngân hàng, nhiều chủ đầu tư ‘dị ứng’ lộ diện Theo ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành việc chủ đầu tư thế chấp dự án vay vốn là hoạt động tín dụng bình thường nhưng có ...

Kiến nghị điều tra, xử lý hành vi chiếm đất công của nguyên lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa

Thanh tra TP.HCM vừa chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hành vi chiếm dụng đất của các lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú ...
Kiến nghị điều tra, xử lý hành vi chiếm đất công của nguyên lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa Thanh tra TP.HCM vừa chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra làm rõ, xử lý hành vi chiếm dụng đất của các lãnh đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú ...

TP Hồ Chí Minh: Giao UBND quận huyện là nơi quản lý nhà đất phục vụ tái định cư

UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận chủ trương giao UBND các quận huyện quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh ...
TP Hồ Chí Minh: Giao UBND quận huyện là nơi quản lý nhà đất phục vụ tái định cư UBND TP Hồ Chí Minh vừa chấp thuận chủ trương giao UBND các quận huyện quản lý, sử dụng nhà ở, đất ở phục vụ tái định cư cho các dự án chỉnh ...

Nhà ở bằng đất sét được in 3D thân thiện với môi trường

Nhà ở bằng đất sét có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, cửa ra vào và cả giếng trời. Các đồ nội thất cũng được bố trí theo sở thích và ...
Nhà ở bằng đất sét được in 3D thân thiện với môi trường Nhà ở bằng đất sét có đầy đủ phòng khách, phòng ngủ, phòng tắm, cửa ra vào và cả giếng trời. Các đồ nội thất cũng được bố trí theo sở thích và ...

Chợ nhà đất mới nhất